Lịch sử ban đầu của các ABM Tên lửa chống tên lửa đạn đạo

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên 1950

Phóng tên lửa Nike Zeus

Ý tưởng về việc bắn rơi các rốc két của đối phương trước khi chúng có thể đánh vào mục tiêu của mình được bắt đầu bằng việc sử dụng các loại tên lửa hiện đại đầu tiên trong chiến tranh, chương trình V-1V-2 trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Đức Quốc xã. Các máy bay tiêm kích của Anh và Mỹ đã cố gắng phá hủy "buzz bomb" (phi pháo) V-1 trong giai đoạn bay trước khi chạm mục tiêu thu được một vài thành công, dù sử dụng pháo phòng không hạng nặng bắn tập trung đạt được thành công lớn hơn. Loại tên lửa V-2 là loại tên lửa đạn đạo thực sự đầu tiên, không thể phá hủy nó bằng máy bay hoặc pháo binh. Thay vào đó, quân Đồng minh đã thực hiện Chiến dịch Crossbow để tìm kiếm và phá hủy các giàn phóng và tên lửa V-2 trước khi phóng. Phần lớn chiến dịch này không có hiệu quả, một chiến dịch tương tự cũng được tiến hành trong Chiến tranh Vùng vịnh, mục tiêu của chiến dịch này là các bệ phóng và tên lửa Scud. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ 2, do lực lượng quân đồng minh tiến nhanh qua BỉHà Lan nên các bệ phóng của V-2 đã dần bị chiếm hoặc phá hủy.

Lực lượng vũ trang Mỹ bắt đầu thử nghiệm các tên lửa chống tên lửa không lâu sau Chiến tranh Thế giới II, những nghiên cứu thử nghiệm này đã được thực hiện nhờ vào các nhà khoa học hàng đầu về tên lửa của Đức quốc xã được Mỹ tuyển mộ như Wernher von Braun. Nhưng ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong giai đoạn sau chiến tranh là phòng thủ chống lại các máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô, việc này kéo dài đến cuối thập niên 1950, khi Liên Xô bắt đầu thử nghiệm các tên lửa của mình (đặc biệt là việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới là Sputnik vào vũ trị tháng 10-1957). Hệ thống thử nghiệm ABM đầu tiên là hệ thống V-1000 của Liên Xô (đây là một phần của chương trình ABM "A-35" thử nghiệm), ngay sau Nike Zeus, một biến đổi của hệ thống phòng không hiện có lúc đó của Mỹ. Nike Zeus tỏ ra không thể thực hiện được, và công việc sau đó được thực hiện trên Nike X.

Phương án nghiên cứu khác của Mỹ là thử nghiệm những vụ nổ vài vũ khí hạt nhân công suất thấp trên độ cao rất lớn phía trên nam Đại Tây Dương, các vũ khí này được phóng đi từ các tàu chiến. Những thiết bị được sử dụng là đầu đạn W25 thúc đẩy phân hạch 1,7 kt.[1] Khi một vụ nổ như vậy xảy ra tia X sẽ được giải phóng và xuyên qua bầu khí quyền Trái đất, gây ra cơn mưa các hạt mang điện trên diện tích hàng trăm dặm vuông. Sự chuyển động của các hạt mang điện này trong từ trường Trái đất gây ra một xung điện từ (EMP) mạnh sẽ tạo ra những dòng điện rất lớn trong bất kỳ vật chất truyền dẫn nào. Mục đích của thử nghiệm là xác định thiệt hại của xung điện từ đối với việc định vị bằng radar, thiệt hại đối với các thiết bị thông tin liên lạc và mực độ phá hủy đối với các bảng mạch điện của tên lửa và vệ tinh. Kết quả của dự án không được công bố, dù cái gọi là "các thử nghiệm tác động" tương tự với thử nghiệm trên, vẫn được tiến hành đến năm 1992, đây là một đặc tính bình thường của những thử nghiệm dưới mặt đất tại Địa điểm thử Nevada. "Các thử nghiệm tác động" này được dùng để xác định sức chịu đựng cụ thể của đầu nổ, RV và các thành phần khác như thế nào trong vụ nổ ABM ngoài khí quyền.

Những quốc gia khác cũng nghiên cứu ABM từ rất sớm. Một dự án tiên tiến hơn tại CARDECanada, nghiên cứu vấn đề chính của các hệ thống ABM. Nghiên cứu này bao gồm phát triển vài bộ dò hồng ngoại tiên tiến cho dẫn đường giai đoạn cuối, một số các thiết kế thân tên lửa, nhiên liệu rắn mới và mạnh hơn, và nhiều hệ thống để kiểm tra tất cả. Sau khi ngân quỹ bị cắt giảm một loạt vào cuối thập niên 1950, nghiên cứu đã bị đình trệ. Một nhánh của dự án là hệ thống Gerald Bull nhằm thử nghiệm vận tốc cao với giá rẻ, gồm các thân tên lửa được phóng từ một đạn sabot, sau này đã hình thành nên cơ sở của Dự án HARP.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa chống tên lửa đạn đạo http://www.ibnlive.com/videos/27568/india-unveils-... http://www.missilethreat.com/systems/ http://www.redstone.army.mil/history/vigilant/intr... http://www.defenselink.mil/releases/release.aspx?r... http://www.navy.mil/search/display.asp?story_id=35... http://www.acq.osd.mil/dsb/reports/2005-01-Patriot... http://www.cdi.org http://www.cdi.org/issues/bmd/Patriot.html http://www.fas.org/spp/starwars/program/hawk.htm http://www.fas.org/spp/starwars/program/sm2.htm